Xung đột Israel – Hamas: Nguyên nhân không chỉ là một

Xung đột Israel - Hamas: Nguyên nhân không chỉ là một

 Advertisement 

Nhipsong365.vn đưa tin về cuộc xung đột bùng phát giữa Israel và phong trào vũ trang Hamas của Palestine đã được bổ sung thêm trong danh sách những cuộc đụng độ quân sự đẫm máu giữa người Palestine và Israel tại dải Gaza – Nơi chứng kiến đau thương, mất mát.

Mới nhất từ New York Times, cuộc tấn công đầy bất ngờ từ Gaza vào sâu trong lãnh thổ Israel của các tay súng Hamas đã từng là cơn ác mộng cách đây khoảng 50 năm. Tại thời điểm đó, lực lượng quân sự của Syria và Ai Cập đã tấn công vào Israel nhằm tái chiếm các vùng lãnh thổ đã bị mất trong cuộc chiến 6 ngày vào năm 1967. Cuộc tấn công này đã gây ra một cuộc chiến trong vòng 19 ngày hay còn gọi là Chiến tranh Yom Kippur 1973. 

Xung đột Israel - Hamas: Nguyên nhân không chỉ là một
Xung đột Israel – Hamas: Nguyên nhân không chỉ là một

Nhiều người Israel thấy rõ được điểm tương đồng giữa cuộc xung đột bùng phát với Hamas với cuộc chiến năm 1973. Tuy nhiên, Hamas lại có mục đích khác. Xét về lịch sử, Israel và Hamas đã nhiều lần xung đột và trong năm 2005, Israel và các nhóm vũ trang Palestine, bao gồm Hams và Jihad đã từng xảy ra đụng độ. Hamas và Israel có 4 lần đụng độ vào các năm bao gồm: 2008, 2012, 2014, 2021, Trong đó, đẫm máu nhất là năm 2014 kéo dài 7 tuần.

Những cuộc xung đột bùng phát gần đây giữa Israel và Hamas đều có liên quan đến tôn giáo. Theo Wall Street Journal, trước khi bùng nổ cuộc xung đột trong ngày 7/10/2023 vừa qua, thời điểm gần nhất mà Israel và Hamas xảy ra xung đột toàn diện đó là vào năm 2021. Trong ngày 7/10 vừa qua, Hamas cho rằng, Israel đang có hành vi xúc phạm nhà thờ Al-Aqsa – Một trong những địa điểm tranh chấp khốc liệt trên thế giới, chứng kiến sự xung đột nặng nề giữa các tín đồ Hồi giáo và lực lượng Israel. 

 Advertisement 

Hamas gọi vụ tấn công mới nhất là “Chiến dịch Bão Al-Aqsa”. Trên thực tế, xung đột giữa Israel-Palestine rất khó để tìm được giải pháp hòa bình khi đây được cho là cuộc tấn công trả đũa giữa quân đội Nhà nước Do Thái với các tay súng Hamas. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác tuy nhiên, nguyên nhân then chốt quyết định Hamas phát động tấn công là quá trình bình thường hóa đang được tăng tốc giữa Israel và Arab – Sự hỗ trợ đầu tiên của chính quyền Washington dưới thời Donald Trump thông qua Hiệp định Hòa bình Abraham của Israel và các nước Arab.

 Advertisement 

Chính trị cũng là một trong những lý do tại sao Hamas lại tiến hành các cuộc xung đột gần như theo đúng định kỳ chống Israel với mục đích củng cố ủng hộ ở Gaza và một số nơi khác. Phong trào Hamas cần được đánh bóng lại hình ảnh trước sự ngó lơ của nhóm Hồi giáo Jihad. Ở một khía cạnh khác, xung đột giữa Israel và Hamas trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Palestine thì đây chính là cuộc tranh chấp lãnh thổ. 

Tương tự với nhiều nước Trung Đông, Hamas cảm thấy phẫn nộ trước việc thành lập nước Israel vào năm 1948. Hamas và các nhóm Palestine khác cho rằng, lãnh thổ của họ đang bị đánh cắp và đáng lẽ họ phải là chủ sở hữu. Trong khi đó, những người ủng hộ Israel cho rằng, khu vực đó lại là quê hương tổ tiên của người Do Thái vì bị lưu đày sau cuộc xâm lược của Đế quốc Babylon của hơn 2.500 năm trước.

Liên hợp quốc đã đưa ra nghị quyết, khuyến nghị phân chia lãnh thổ của người Israel – từng là thuộc địa của Anh quốc sẽ trở thành khu vực cho Nhà nước Do Thái. Tuy nhiên, bạo lực đã nhanh chóng nổ ra ngay lập tức giữa phe Do Thái và phe Arab. Bờ Tây thuộc thuộc vùng lãnh thổ Palestine mà Israel đã chiếm đóng, có khu vực định cư của người Do Thái từ đó, xảy ra nhiều hệ lụy mà đỉnh điểm là cuộc đụng độ không dứt giữa người Palestine và Israel.

 Advertisement 

Tin cùng chuyên mục

 Advertisement  Samsung phản bác thông tin về nhân viên nhiễm HIV quan hệ không an toàn với nhiều người, khẳng định đây là tin đồn không căn cứ. Vào những ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin gây chấn động về việc một nữ công nhân tại Samsung có tên là C.T.D [...]

 Advertisement  Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khởi đầu từ 7 giờ sáng hôm nay, ngày 25/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia và Hội trường Thống nhất (TP.HCM), quê nhà tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP.Hà Nội). Trước khi lễ viếng chính thức bắt đầu, phu nhân và gia [...]

 Advertisement  Ngày 25/7/2024, đoàn đại biểu Trung Quốc dẫn đầu bởi Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia Trần Thánh Tông. Ông Vương Hộ Ninh, đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung [...]

 Advertisement  Chiều ngày 24/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cùng các thành viên trong Ban tổ chức lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị cho sự kiện Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần [...]

 Advertisement  Theo thông tin từ Cục An toàn lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), lịch nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 sẽ kéo dài 4 ngày liên tiếp, từ ngày thứ Bảy 31/8 đến hết ngày thứ Ba 3/9. Lịch nghỉ này bao gồm 2 ngày nghỉ Lễ [...]

Tin Mới Nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *