Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 1-12 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 22.671 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 23.787 đồng/lít; dầu diesel không quá 24.801 đồng/lít; dầu hỏa không quá 24.640 đồng/lít và dầu mazut không quá 14.785 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu nói trên sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều nay của Liên Bộ Tài chính – Công Thương. Dự kiến, giá xăng dầu sẽ tiếp tục giảm do giá dầu thô thế giới gần đây liên tục lao dốc. Mức giảm của giá xăng dầu sẽ dao động trong khoảng 400-900 đồng/lít (kg) nếu nhà điều hành không sử dụng quỹ bình ổn.
Tại kỳ điều chỉnh gần nhất, giá xăng dầu đã giảm nhẹ với giá xăng RON95 giảm 80 đồng/lít; giá xăng E5 RON92 giảm 40 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 180 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 7.11.2022: Giảm mạnh
Giá xăng dầu hôm nay 13-10: Tiếp tục giảm sâu
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 13-10 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 21.292 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 22.007 đồng/lít; dầu diesel không quá 24.187 đồng/lít; dầu hỏa không quá 22.820 đồng/lít và dầu mazut không quá 14.094 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên đã được liên Bộ Tài chính – Công Thương điều chỉnh tăng tại kỳ điều hành giá chiều 11-10. Giá xăng tăng hơn 500 đồng/lít, giá dầu tăng hơn 1.000 đồng/lít, riêng dầu mazut ổn định so với giá bán hiện hành.
Advertisement
Giá xăng đã đảo chiều, chấm dứt chuỗi 4 lần giảm giá. Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 27 lần điều chỉnh giá, trong đó có 14 lần tăng, 12 lần giảm và một lần giữ nguyên.
Cụ thể, giá xăng dầu từ 15 giờ chiều nay (11-10) như sau:
– Xăng E5RON92: không cao hơn 21.292 đồng/lít (tăng 560 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 715 đồng/lít; – Xăng RON95-III: không cao hơn 22.007 đồng/lít (tăng 564 so với giá bán lẻ hiện hành); – Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 24.187 đồng/lít (tăng 1.979 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không chi Quỹ BOG 200 đồng/lít, giá sẽ tăng 2.179 đồng/lít và giá bán sẽ là 24.387 đồng/lít; – Dầu hỏa: không cao hơn 22.820 đồng/lít (tăng 1.132 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); – Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.094 đồng/kg (ổn định so với giá bán hiện hành). |
![]() |
Giá xăng dầu trượt dốc khá sâu vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Ảnh minh họa: Reuters |
Giá dầu Brent giao tháng 11 giảm 4,31 USD, tương đương 4,76%, xuống mức 86,15 USD/thùng, giảm khoảng 6% trong tuần. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 4,75 USD, tương đương 5,69%, xuống mức 78,74 USD/thùng, giảm khoảng 7% trong tuần.
Đây là tuần giảm thứ tư liên tiếp đối với cả hai điểm chuẩn kể từ tháng 12-2021. Cả hai đều nằm trong vùng quá bán về mặt kỹ thuật..
Giá xăng và dầu diesel kỳ hạn của Mỹ cũng giảm hơn 5%.
Ngày 21-9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới như Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ, Ngân hàng Norges và Ngân hàng Trung ương Indonesia, Ngân hàng Dự trữ Nam Phi cũng tăng lãi suất, điều này làm gia tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 50 điểm cơ bản lên 2,25% và cho biết họ sẽ tiếp tục phản ứng mạnh mẽ khi cần thiết đối với lạm phát.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty phân tích và dữ liệu OANDA nhận xét có vẻ như các ngân hàng trung ương sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất và điều đó sẽ làm suy yếu cả hoạt động kinh tế và triển vọng nhu cầu dầu thô trong ngắn hạn.
Đồng bạc xanh cao so với rổ tiền tệ khác cũng làm giảm nhu cầu đối với dầu bằng cách làm cho nhiên liệu này trở nên đắt hơn đối với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York cho biết đồng USD tăng cao đẩy các mặt hàng giao dịch bằng USD như dầu mỏ xuống và lo ngại về cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu ngày một gia tăng khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.
![]() |
Kỳ vọng nguồn cung thêm từ Iran ngày một mờ dần. Ảnh minh họa: Reuters |
Một cuộc khảo sát cho thấy tháng 9 này, suy thoái trong hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro trầm trọng hơn. Suy thoái xuất hiện khi người tiêu dùng kiềm chế chi tiêu và khi các chính phủ thúc giục tiết kiệm năng lượng sau động thái của Nga cắt giảm nguồn cung cho châu Âu.
Các chỉ số chính của Phố Wall đã giảm hơn 2% khi các nhà đầu tư lo ngại các hành động chính sách diều hâu của Fed có thể gây ra suy thoái và giảm thu nhập của doanh nghiệp.
Về phía nguồn cung, các nỗ lực nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 đã bị đình trệ khi Tehran kiên quyết khép lại các cuộc điều tra của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, làm giảm kỳ vọng về sự phục hồi xuất khẩu dầu thô của Iran.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 24-9 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 21.781 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 22.584 đồng/lít; dầu diesel không quá 22.536 đồng/lít; dầu hỏa không quá 22.441 đồng/lít và dầu mazut không quá 14.656 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 17/7: Ghi nhận mức giảm hằng tuần lớn nhất trong 1 tháng qua
Giá xăng dầu hôm nay 16/7: Đồng loạt tăng mạnh sau phiên trái chiều
Giá xăng dầu hôm nay 13-7: Giảm mạnh xuống dưới 100 USD/thùng
Theo Oilprice, vào lúc 5 giờ 50 phút ngày 13-7 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent “neo” ở mức 99,49 USD/thùng.
Cùng thời điểm, giá dầu thô WTI của Mỹ cũng được giao dịch ở mức giảm 20 cent, tương đương 0,21%, xuống mức 95,64 USD/thùng.
![]() |
Giá dầu giảm sâu trong phiên giao dịch ngày 12-7. Ảnh minh họa: Reuters |
Giảm tới gần 8% là mức giảm sâu đầu tiên của cả dầu thô Brent và WTI trong tuần này. Tuần trước, dầu Brent đã rớt giá gần 11 USD.
Trong phiên giao dịch ngày 12-7, giá dầu thô Brent chính thức bị đẩy xuống dưới mốc 100 USD/thùng, chốt phiên ở mức 99,49 USD/thùng, giảm 7,61 USD, tương đương 7,1% – mức thấp nhất kể từ ngày 11-4. Giá dầu thô WTI của Mỹ còn chịu mức lỗ cao hơn, tới 8,25 USD, tương đương 7,9%, xuống mức 95,84 USD/thùng – mức thấp nhất trong vòng ba tháng qua.
Sự lao dốc của cả hai điểm chuẩn này, theo các nhà phân tích, là do sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ, sự giảm cầu từ Trung Quốc – nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới bởi khả năng áp đặt các hạn chế Covid-19 mới, cũng như sự gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tháng 7 có thể được coi là tháng giao dịch cực kỳ biến động của giá dầu. Chưa đầy nửa tháng, giá dầu đã trải nghiệm sự sụt giảm mạnh. Các nhà đầu tư đã bán các vị thế dầu do lo ngại rằng lãi suất tăng cao để ngăn lạm phát sẽ thúc đẩy suy thoái kinh tế và kết quả là sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.
Sau khi đạt đỉnh gần 140 USD/thùng hồi tháng 3, giá dầu Brent đã giảm tới 29% và WTI giảm 27%.
Dennis Kissler, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách giao dịch của BOK Financial cho biết, giá dầu đang đối mặt với áp lực cực lớn khi tư thế phòng thủ vẫn tiếp diễn trong khi người tiêu dùng vẫn ở trạng thái chán nản cùng với việc Covid-19 tái xuất hiện ở Trung Quốc.
Trong ngày 12-7, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đã tăng lên 108,56, mức cao nhất trong vòng gần 20 năm qua.
![]() |
Giá dầu tiếp tục đỏ sản. Ảnh minh họa: Oilprice |
Về cơ bản, dầu được định giá bằng đô la Mỹ, vì vậy đồng bạc xanh mạnh hơn làm cho mặt hàng dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Các nhà đầu tư cũng đang có xu hướng coi đồng đô la là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ thị trường đầy biến động này.
Cũng trong ngày 12-7, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,7 triệu thùng/ngày vào năm 2023, thấp hơn một chút so với năm 2022.
Các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 4,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 8-7; tồn kho xăng cũng tăng 3 triệu thùng. Dự kiến hôm nay, Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) sẽ đưa ra số liệu chính thức về dự trữ dầu thô của Mỹ.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 13-7 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 27.788 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 29.675 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.593 đồng/lít; dầu hỏa không quá 26.345 đồng/lít và dầu mazut không quá 17.712 đồng/kg.
Lo ngại suy thoái kinh tế tiếp tục đè nặng lên giá dầu, buộc dầu Brent và WTI “đỏ sàn”, Brent lùi về dưới 107 USD/thùng. Xăng dầu trong nước giảm mạnh, xăng giảm hơn 3.000 đồng/lít.
Theo Oilprice, vào lúc 6 giờ ngày 11-7 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 106,5 USD/thùng, giảm 0,55 USD, tương đương 0,51%.
Cùng thời điểm, giá dầu thô WTI của Mỹ cũng được giao dịch ở mức giảm 0,77 USD, tương đương 0,73 %, xuống mức 104 USD/thùng.
![]() |
Giá dầu bắt đầu tuần trong sắc đỏ. Ảnh minh họa: Businesstoday |
Ngược với đà tăng của hai phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, giá dầu đã bắt đầu tuần giao dịch trong sắc đỏ bởi nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu tiềm tàng vẫn đeo bám, đẩy giá dầu trượt dốc.
Tuần trước, cũng chính mối lo này đã khiến giá dầu trượt dốc không phanh tới gần 11 USD. Chịu mức lỗ lớn, dầu Brent chỉ còn được giao dịch ở mức 102,8 USD/thùng, và dầu thô WTI xuống mức 99,5 USD/thùng.
Cũng trong tuần trước, đã có thời điểm cả hai mặt hàng dầu Brent và WTI cũng lao dốc xuống dưới mức 3 con số. Tuy nhiên, hai điểm chuẩn này đã sớm quay đầu để trở lại mốc 107 và 104 USD/thùng.
Sự trượt giá sâu của dầu ngày 5-7 có thể coi là khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong năm 2022 đầy biến động của thị trường dầu bởi đây là mức giảm sâu thứ ba đối với hợp đồng Brent kể từ khi bắt đầu giao dịch vào năm 1988. Hồi tháng 3, Brent đã chịu mức giảm lớn nhất là 16,84 USD.
Sự “hạ nhiệt” của giá dầu tuần trước ngoài nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu còn bị tác động bởi nguy cơ giảm cầu từ nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới Trung Quốc với khả năng thành phố Thượng Hải của nước này có thể áp các biện pháp phong tỏa mới để kiềm chế sự lây lan của Covid-19.
Mức lỗ của dầu tuần trước đã được bù đắp một phần vào hai phiên giao dịch cuối cùng của tuần khi thị trường dấy lên lo ngại về nguồn cung thắt chặt trong bối cảnh sản lượng của các thành viên thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giảm, lạm phát ở khu vực đồng Euro đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6, tâm lý tiêu dùng của Mỹ xuống mức thấp kỷ lục, gián đoạn nguồn cung dầu từ Kazakhstan đến Biển Đen, và Washington thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Iran khiến nước này khó có thể mở rộng xuất khẩu.
Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, sản lượng của 10 thành viên của OPEC trong tháng trước đã giảm 100.000 thùng/ngày xuống 28,52 triệu thùng/ngày, không đáp ứng được mức tăng đã cam kết là khoảng 275.000 thùng/ngày. OPEC và các đồng minh đã cam kết tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8. Điều này có vẻ như cũng sẽ khó đạt được bởi thời gian qua, nhiều thành viên của OPEC+ đã phải khá chật vật để đạt được hạn ngạch sản xuất. Duy chỉ có Ả Rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là có thể đẩy mạnh sản suất với năng lực dự phòng lớn. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, năng lực dự phòng của cả hai đang được khai thác ở mức tối đa cũng khó có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của các thành viên khác.
Andy Lipow, Chủ tịch của công ty tư vấn Lipow Oil Associates cho biết nếu suy thoái xảy ra, nhu cầu năng lượng cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và sẽ có nhiều biến động mạnh hơn nữa theo hướng giảm.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 11-7 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 27.788 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 29.675 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.593 đồng/lít; dầu hỏa không quá 26.345 đồng/lít và dầu mazut không quá 17.712 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng giảm trong nước nói trên đã được điều chỉnh tăng tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính – Công Thương lúc 0 giờ ngày 11-7. Theo đó, giá xăng đã giảm hơn 3.000 đồng/lít, giá dầu giảm dao động trong khoảng 2.000-3.022 đồng/lít (kg).
Lần điều chỉnh giá này diễn ra cùng thời điểm với Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11-7.
Như vậy, đây là lần giảm thứ 2 sau 7 lần tăng liên tiếp và là mức giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay của giá xăng, dầu. Tính đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 18 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 5 lần giảm. Hiện, giá xăng trong nước đã xuống dưới mức 30.000 đồng/lít, gần bằng mức giá vào giữa tháng 4.
Tin cùng chuyên mục:
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh các doanh nghiệp cung cấp than phải chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ theo cam kết, dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện. Chiều 3/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt [...]
Dự báo giá xăng dầu trong nước sẽ giảm nhẹ tại kỳ điều hành hôm nay 11/1, do giá bình quân toàn chu kỳ theo giá thế giới trong 10 ngày qua có xu hướng đi xuống. Lúc 0h ngày 11/1 (giờ Việt Nam), trên Oilprice, giá dầu WTI của Mỹ giao dịch ở mức 74,3 [...]
Bất chấp các biện pháp can thiệp của chính phủ Nhật Bản, đồng yên tiếp tục xuống thấp nhất 24 năm so với USD trong vài phiên gần đây. Chính phủ Nhật Bản đã chi 2,840 tỷ yên (19.7 tỷ USD) trong tuần qua để can thiệp ngăn chặn đà lao dốc của yên so với USD. Tuy nhiên, [...]
CẬP NHẬT NGÀY: 01/12/2022 10:35 Loại vàng | ĐVT: 1.000đ/Chỉ Giá mua Giá bán Vàng miếng SJC (999.9) 6,680 6,760 Nhẫn Trơn PNJ (999.9) 5,340 5,440 Vàng Kim Bảo 999.9 5,340 5,440 Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 5,340 5,450 Vàng 24K (999.9) 5,290 5,370 Vàng 750 (18K) 3,903 4,043 Vàng 585 (14K) 3,017 3,157 Vàng 416 [...]
Bộ Công Thương yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương làm rõ nguyên nhân cây xăng đóng cửa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng trục lợi. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường kiểm [...]
Tin Mới Nhất :